NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI VỀ BA CUỘC KHỦNG HOẢNG HÀNH TINH 


——————————————————————————

Theo UNEP, ba cuộc khủng hoảng hành tinh bao gồm (1) biến đổi khí hậu, (2) mất đa dạng sinh học và (3) ô nhiễm và rác thải. Ba vấn nạn này luôn có liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng đe dọa cả sức khỏe con người lẫn môi trường sống xung quanh——————————————————————————

Để duy trì lối sống hiện tại, con người cần khoảng 1,6 Trái đất. Nhưng vì Trái đất chỉ có một, hệ sinh thái không thể đáp ứng nhu cầu sống hiện tại của chúng ta.
1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Khả năng nhiệt độ hằng năm của Trái đất tăng vượt mức 1.5°C trong hai thập kỉ tới là 50%. Để có thể giới hạn mức tăng nhiệt ở ngưỡng 1.5°C, tới năm 2030, ta phải giảm được một nửa lượng khí nhà kính hàng năm.
2. MẤT ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
– Theo ước tính, sự suy thoái của hệ sinh thái gây ảnh hưởng tới sức khỏe của 3.2 tỷ người, tương đương với 40% dân số thế giới.
– Hàng năm, ta đánh mất rất nhiều lợi ích từ môi trường, dù giá trị của chúng lớn hơn 10% sản lượng kinh tế thế giới.
– Khoảng ⅓ đất nông nghiệp trên thế giới đang bị suy thoái.
– Dù được biết đến là “cái nôi” của đa dạng sinh học cũng như khả năng dự trữ carbon và cung cấp lương thực cho hàng tỷ người, 87% đất ngập nước trên thế giới đã biến mất từ 1700.
– ⅓ loài cá công nghiệp hiện đang bị khai thác quá mức
3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ VẤN NẠN RÁC THẢI:
– Ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu cái chết sớm hàng năm. Hay nói cách khác, trong 9 người qua đời, có 1 người mất vì ô nhiễm không khí.
– 9 trên 10 người hít không khí bị ô nhiễm mỗi ngày.
– Năm 2019, 92% người đã đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí vượt quá mức an toàn theo chỉ dẫn của Tổ chức Y tế thế giới WHO
– Từ năm 1950 tới 2017, khoảng 9,2 tỷ tấn rác nhựa đã được sản xuất, và 7 tỷ tấn trong số đó trở thành rác thải.
– Nếu tiếp tục lối kinh doanh như hiện tại, lượng rác nhựa hàng năm bị thải ra đại dương có thể tăng gấp 3 lần, từ 9-14 triệu tấn vào năm 2016 tới 23-27 triệu tấn vào năm 2040.